QUY TRÌNH THIẾT KẾ MẠNG KHÔNG DÂY
Có nhiều quy trình thiết kế mạng không dây khác nhau tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu của từng mạng muốn xây dựng. Tuy nhiên nhìn chung quy trình thiết kế gồm những giai đoạn cơ bản sau:
- Khảo sát sơ bộ những vấn đề thay đổi cần thiết.
- Phân tích môi trường mạng hiện tại.
- Hình thành bảng thiết kế ban đầu.
- Hoàn thành bản thiết kế cuối cùng.
- Triển khai mô hình mạng theo bản thiết kế.
- Tạo tài liệu cần thiết hỗ trợ xử lý sự cố.
7.1. Giai đoạn 1: Khảo sát sơ bộ:
Những kỹ sư thiết kế mạng phải đưa ra tất cả những phương pháp dự phòng nhằm đảm bảo sự tồn tại của mạng. Theo quy trình thiết kế mạng, chúng ta phải lưu ý đến mạng hiện có trong môi trường cần thiết kế mạng không dây. Trong nhiều trường hợp, tiến trình thiết kế yêu cầu làm việc với mạng kế thừa những đặc tính hay điều kiện của mạng hiện có. Hơn nữa, mạng hầu như phải phù hợp với mạng nối dây 10/100BaseT truyền thống. Vì rất nhiều lý do, giai đoạn đầu tiên thực hiện khảo sát sơ bộ hệ thống hiện tại sẽ cần thiết trong tương lai, cần thiết cho sự hoạt động hiệu quả và tuổi thọ của mạng muốn xây dựng. Mục đích chính của giai đoạn này là hiểu biết về mạng với mức độ cần thiết nhằm hiểu và phát hiện được những vấn đề tồn tại cũng như những ưu điểm của hệ thống hiện tại. Để làm được điều này, chắc chắn phải khảo sát mạng hiện tại và đặt ra những câu hỏi với người sử dụng mạng hiện tại. Người sử dụng có thể đưa ra những yêu cầu thực thi đáp ứng nhu cầu cho một cá nhân đến nhu cầu của một doanh nghiệp. Tuy nhiên thông tin thu thập được có thể hình thành biểu mẫu những câu hỏi mật được đưa ra bởi người sử dụng mạng hiện tại.
Trong giai đoạn này, các nhà thiết kế sẽ thu thập các bản vẽ chi tiết các tầng trong tòa nhà, tìm hiểu quá trình di chuyển của những cá nhân tham gia vào mạng, và ghi chú lại những kết quả tổ chức lại cấu trúc đã được ghi trong chương trình. Thực chất của quá trình này là nghiên cứu bất cứ điều gì có thể giúp các nhà thiết kế xác định được ai, cái gì, khi nào và ở đâu buộc người sử dụng phải hướng đến sự thay đổi mạng hiện tại và các ứng dụng tương ứng.
Trong giai đoạn này, phải đặc biệt lưu ý, với một mạng không dây, nhà thiết kế phải đối mặt với những tác động thiết kế mạng ba chiều, không chỉ là tác động hai chiều thông thường như đối với các mạng nối dây. Vì vậy cần thiết phải quan tâm đến môi trường thiết kế mạng.
Một trong những bước chính và đầu tiên khi xây dựng một mạng không dây là tìm hiểu những nhu cầu cơ bản của mạng không dây cần thiết lập. Điều này đảm bảo bạn có thể giải thích nguyên nhân các dịch vụ chính mà bạn mong muốn sử dụng trong một mạng không dây, nó cũng giúp lựa chọn kiểu mạng không dây thỏa mãn nhu cầu của bạn. Giai đoạn này giúp bạn xác định các dịch vụ muốn có trong mạng không dây và giúp bạn lập kế hoạch cho dạng mạng phù hợp với yêu cầu của bạn nhất. Xác định các chương trình máy tính và các ứng dụng sẽ sử dụng trên máy tính truy cập vào mạng không dây, là vấn đề quan trọng khi nó giúp bạn quyết định các mạng không dây có thỏa mãn như cầu thiết yếu của bạn hay không. Tìm hiểu các yêu cầu mạng cần xây dựng thậm chí còn quan trọng hơn một mạng không dây có thể thay thế cho một mạng nối dây đang tồn tại. Trong trường hợp này, nếu các dịch vụ được mong muốn không được xem xét trong giai đoạn lập kế hoạch, mạng không dây có thể thiếu các đặc tính cơ bản vốn sẵn có trong mạng nối dây. Nên đánh giá và nhận dạng tất cả các ứng dụng phần mềm cần để truy cập dữ liệu và tài nguyên trên mạng. Cần có những chú ý đặc biệt đến các ứng dụng sử dụng các luồng âm thanh và hình ảnh cũng như các ứng dụng client truy cập nhiều dữ liệu.
7.2. Giai đoạn 2: Phân tích môi trường mạng hiện tại:
Mặc dù đã thực hiện những khảo sát ban đầu, nhưng thường thì không thể nào hiểu rõ các vấn đề phức tạp của mạng trong lần khảo sát đầu tiên. Phân tích yêu cầu hiện tại, là giai đoạn then chốt để xác định những công việc cần có trong môi trường mạng cần xây dựng.
Các công việc chính trong giai đoạn này là: tìm hiểu và đưa ra dẫn chứng cụ thể về những quan hệ phụ thuộc mạng và hệ thống tồn tại trong môi trường hiện tại nhằm đưa ra phương pháp giải quyết vấn đề hay ưu điểm của môi trường mạng hiện tại. Trong giai đoạn này, các nhà thiết kế bắt đầu đưa ra những phác thảo sơ bộ về kế hoạch đối phó với những vấn đề tồn tại hay khai thác ưu điểm của mạng và đánh giá tính khả thi của phương pháp tiếp cận được lựa chọn. Có hay không những quan hệ phụ thuộc lẫn nhau then chốt giữa các thành phần mạng, bảo mật và các hệ thống quản trị, hay các hệ thống quảng cáo và tính cước? Vị trí vậy lý của những thành phần trên và mối quan hệ logic như thế nào?
Mặc dù các hệ thống không dây chủ yếu làm việc với lớp vật lý và liên kết dữ liệu, nhưng lưu ý là không giống như mạng nối dây truyền thống, truy cập vào mạng không dây xảy ra trong vùng không gian giữa máy tính client và access point mạng không dây. Vị trí của một mục trong đoạn mạng không dây là yếu tố then chốt duy trì tính toàn vẹn cho toàn thể mạng. Kết quả là phải đảm bảo người dùng gia tăng truy cập tại những vị trí thích hợp trên mạng.
*Phân tích hiện trạng người sử dụng và thiết bị mạng không dây:
Nếu tất cả thiết bị và người sử dụng được kết nối sử dụng thiết bị mạng không dây, ví dụ trong trường hợp một mạng không dây tồn tại độc lập, thì bỏ qua bước này. Trong các trường hợp khác, cần phải có quá trình khảo sát toàn diện và kỹ lưỡng tất cả các máy tính và thiết bị sẽ hoạt động trong mạng không dây sắp được thành lập nhằm đảm bảo xác định chính xác hơn thiết bị nào người sử dụng sẽ cần. Nên phân tích hiện trạng người sử dụng và thiết bị dựa trên những tiêu chuẩn sau:
- Dạng thiết bị máy tính: người sử dụng các thiết bị máy tính di động (như laptop, notebook, hay PDA) là người sử dụng phù hợp nhất của mạng không dây, trong khi đó người sử dụng máy tính để bàn và workstation có thể không cần khả năng sử dụng mạng không dây. Tuy nhiên, có những tình huống mạng không dây được triển khai thay thế cho mạng nối dây thì phát biểu trên là không phù hợp và tất cả các máy tính phải được chuẩn bị để sử dụng mạng không dây.
- Hệ điều hành: nhìn chung tất cả các thiết bị được cài đặt một hệ điều hành (OS). Tất cả các thiết bị phải được kê khai cụ thể, khi tất cả các OS có thể không hỗ trợ kỹ thuật mạng không dây thì phải có giải pháp để sử dụng. Trong trường hợp có một OS không hỗ trợ kỹ thuật mạng không dây, nên liên hệ với nhà sản xuất hoặc có giải pháp cài đặt hệ điều hành khác trên thiết bị đó. Ví dụ: nếu hệ thống được cài đặt hệ điều hành Windows 3.1 và sử dụng kỹ thuật mạng không dây chuẩn 802.11b, khả năng lớn nhất là các trình điều khiển 802.11b có thể không phù hợp với Windows 3.1 và phải có kế hoạch nâng cấp hệ điều hành hoặc sử dụng mạng nối dây để kết nối các máy tính này vào mạng.
- Yêu cầu băng thông của các máy tính: nếu các máy tính cần có trong các mạng không dây yêu cầu thông lượng mạng cao (như file server), phải cố gắng sử dụng kỹ thuật mạng không dây cho phép thông lượng tương ứng. Ví dụ: 802.11b hỗ trợ tốc độ 11Mbps, nhưng nếu có yêu cầu tốc độ cao hơn thì phải nghĩ đến việc sử dụng thiết bị chuẩn 802.11a cung cấp tốc độ 54Mbps.
7.3. Hình thành bảng thiết kế ban đầu:
Mỗi khi thực hiện khảo sát mạng và xác định những vấn đề hay ưu điểm đang tồn tại, sau đó thiết lập phương án tiếp cận chung trong giai đoạn trước, đây là thời điểm cần thiết để tạo ra thiết kế sơ khởi cho mạng và các tiến trình mạng. Tất cả những thông tin thu thập được thực sự cần thiết cho bản thiết kế này.
Trong giai đoạn này, nhà thiết kế thực sự chuyển phương pháp giải quyết ra sản phẩm cụ thể. Tài liệu thiết kế ban đầu nên trình bày lại những vấn đề và ưu điểm, những thông tin mới được phát hiện trong giai đoạn phân tích và định nghĩa phương án giải quyết vấn đề trong trường hợp này. Ngoài ra, thường là tạo một bản đồ kiến trúc mạng, xác định vị trí các thiết bị dự kiến hay đã có cũng như các nhóm người sử dụng sẽ được mạng hỗ trợ. Một kiến trúc mạng tốt sẽ giúp người đọc hiểu tất cả các vị trí vật lý và dạng kết nối giữa các thành phần và tốc độ liên kết, cùng với phạm vi vật lý hay các hướng dẫn không gian. Một lưu đồ luồng dữ liệu (DFD) cũng giúp giải thích những luồng xử lý cũng như những bổ sung lên mạng hiện tại hay các quá trình xử lý hệ thống.
Thường thì giai đoạn này không đưa ra chi phí tương ứng với giải pháp thiết kế. Tuy nhiên là sáng suốt khi thông qua đó để đưa ra chi phí ước lượng và những vấn đề cần thay đổi. Khi hoàn thành bảng thiết kế, nên giải thích giải pháp của người thiết kế trước khi đưa ra quyết định phù hợp, thể hiện mức độ quan tâm sâu sắc về bản thiết kế được yêu cầu từ nhà thiết kế và người sử dụng.
Một điểm chú ý quan trọng là với môi trường không dây, sự di chuyển của thiết bị đầu cuối hay máy PC là yếu tố được quan tâm cũng như các chi phí mạng. Không giống như mạng nối dây, người sử dụng có thể yêu cầu truy cập mạng từ nhiều vị trí, hoặc liên tục hiện diện trên mạng giữa nhiều vị trí. Vì vậy, yêu cầu thêm vào các phần cứng hay phần mềm gồm có các trạm chứa PC, thiết bị ngoại vi hay các phần mềm ứng dụng.
Có rất nhiều cách để tạo một bản thiết kế mạng, và mỗi phương pháp phải được điều chỉnh phù hợp với kiểu mạng được thiết kế. Mỗi dạng mạng có thể khác nhau từ nhà cung cấp dịch vụ đến hoạt động kinh doanh, bảo mật, … Khi mạng không dây trở nên phổ biến hơn, phương pháp thiết kế mới phù hợp một cách đặc biệt với môi trường không dây sẽ được hình thành.
7.3.1. Giai đoạn 3: Thành lập sơ đồ mạng:
Mọi bản thiết kế mạng tốt đều bắt đầu bởi một sơ đồ được thiết kế có cơ sở. Sơ đồ mạng là bước đầu tiên khi thiết kế mạng. Bao gồm các dịch vụ mong muốn, số người dùng, các dạng ứng dụng, … Đây là giai đoạn phức tạp mà các ý tưởng ban đầu được kết hợp với nhau. Giai đoạn vẽ sơ đồ mạng có thể là một trong những giai đoạn cần nhiều thời gian nhất trong thiết kế mạng vì sơ đồ mạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố có thể tốn rất nhiều thời gian. Tuy nhiên nếu mỗi bước vẽ sơ đồ mạng được hoàn thành một cách kỹ lưỡng, giai đoạn kiến trúc và thiết kế sẽ nhanh hơn rất nhiều.
Bước quan trọng nhất và đầu tiên khi tạo sơ đồ mạng là thu thập yêu cầu. Các yêu cầu sẽ là cơ sở để hình thành kiến trúc và thiết kế. Nếu ngay từ khi bắt đầu dự án mà không xác định được một yêu cầu nào đó, toàn bộ bảng thiết kế có thể không đạt được mục đích mong đợi. Các yêu cầu có thể là:
- Các yêu cầu kinh doanh: có thể là chi phí, thời gian hoàn thành, tác động của việc mạng ngưng hoạt động đột ngột, và cửa sổ duy trì những yêu cầu để tối thiểu hóa những tác động không tốt của việc thiếu hụt.
- Những vấn đề điều chỉnh: những dạng mạng không dây như MMDS yêu cầu cấp phép từ FCC. Nếu mạng không dây có thể hoạt động ngoài dải tần số vô tuyến công cộng, các vấn đề điều chỉnh được xác định.
- Các yêu cầu dịch vụ: đây là thành phần chính của thiết kế một mạng mới hoặc chuyển từ mạng hiện tại thành mạng không dây. Đơn giản đây là những dịch vụ hay chức năng mà mạng sẽ cung cấp cho người dùng.
- Các mức dịch vụ: tốc độ thông tin được cam kết (Committed Information Rate _ CIR) là một ví dụ của thỏa thuận mức dịch vụ (Service Level Agreement _ SLA), bao gồm các yêu cầu của khách hàng mà nhà cung cấp đảm bảo đáp ứng được.
- Cơ sở khách hàng: xác định ai tham gia vào mạng và những ứng dụng và dạng lưu lượng sẽ được sử dụng.
- Các yêu cầu hoạt động, điều khiển, dự phòng, và quản trị: xác định mạng mới sẽ tác động đến những cá thể thực hiện chức năng và có cần thiết phải huấn luyện các cá thể này hay không.
- Yêu cầu kỹ thuật: có thể khác nhau từ các nhà sản xuất thiết bị đến các yêu cầu quản lý hệ thống.
- Thông tin phụ trợ: các thông tin có thể tác động đến kết quả thiết kế.
Mỗi khi thu thập được tất cả các thông tin này, tổ chức một cuộc họp với những người sẽ sử dụng mạng nhằm đảm bảo không có thông tin khóa nào bị bỏ qua. Điều này là quan trọng vì không chỉ thu hút được sự quan tâm của người sử dụng mà cả người sử dụng và người thiết kế cùng thiết lập và thấu hiểu những mong muốn của nhau. Mỗi khi nhận được những ý kiến đóng góp của người sử dụng về mục đích và yêu cầu của mạng cần xây dựng có thể tiếp tục vạch ra ranh giới của mạng hiện tại.
7.3.2. Xác định ranh giới của mạng hiện tại:
Lý do cần thiết để xác định ranh giới của mạng hiện tại là nhằm cung cấp một cái nhìn chính xác về môi trường mạng hiện tại. Thông tin này sẽ được sử dụng sau đó để xác định cách mà thiết kế mạng mới sẽ kết hợp hay giao tiếp với mạng hiện tại. Khi xác định ranh giới cần đảm bảo phải quan tâm đến các vấn đề sau:
- Mục đích và cách thức kinh doanh.
- Kiến trúc mạng.
- Địa chỉ IP.
- Thiết bị mạng.
- Vấn đề sử dụng.
- Băng thông.
- Sự phát triển của mạng.
- Hiệu suất hoạt động.
- Kiểu lưu lượng.
- Các ứng dụng.
- Khảo sát/nhận dạng site.
- Phân tích chi phí.
Bằng cách xác định đầy đủ các vấn đề này, người thiết kế sẽ hiểu tốt hơn cả về mạng hiện tại và có ý tưởng tốt về những tiềm năng và ràng buộc thiết kế. Trong trường hợp sử dụng – như là sử dụng lâu dài – trừ khi xem xét dưới cái nhìn thận trọng, nó có thể góp phần tạo nên một mạng ít lạc quan hơn. Vì vậy, bằng cách đánh giá tình trạng của mạng hiện tại có thể loại trừ hoặc khắc phục những rủi ro có thể xảy ra trong mạng mới. Thêm vào đó, các điều kiện kiểm soát mạng, cũng là một ý tưởng tốt để thực hiện sơ đồ vị trí mạng tổng quát trong bước này, nhằm xác định các vấn đề có thể không được xác định khi thu thập các yêu cầu hay kiểm soát ranh giới mạng.
7.3.3. Phân tích thực tiễn cạnh tranh:
Khi so sánh kế hoạch kinh doanh và kỹ thuật của người dùng với những đối thủ cạnh tranh trong cùng một lĩnh vực, có thể học hỏi được điều gì nên hay không nên làm và lý do tại sao như vậy. Mỗi khi đánh giá hay hiểu thực tiễn một lĩnh vực nào đó, cũng có thể xác định điều gì không nên làm. Một cơ hội tiềm tàng đối với một nhà thiết kế mạng là tác động đến chức năng mạng về mặt các dịch vụ và lựa chọn kiến trúc mạng, dễ dàng thiết lập được mạng như mong muốn. Lý do chính mà kỹ sư thiết kế phải quan tâm là kiến thức của họ về kỹ thuật, không chỉ là mạng làm việc như thế nào mà còn là sẽ phát triển như thế nào.
7.3.4. Khởi động sơ đồ các thao tác:
Hệ thống các thao tác hỗ trợ các hoạt động hàng ngày của các tổ chức truyền thông. Mục đích của bước này là xác định tất cả những thành phần được yêu cầu cho hệ thống các thao tác. Tùy thuộc vào yêu cầu của người sử dụng, cần xác định một số hoặc tất cả các tiến trình sau:
- Pre-Oder.
- Quản lý đặt hàng.
- Dự phòng.
- Quảng cáo.
- Bảo trì.
- Sửa chữa.
- Chăm sóc khách hàng.
Nếu khách hàng không yêu cầu giảm một số dịch vụ trong thiết kế mạng mới, có thể bỏ qua bước này. Mỗi khi hoàn thành việc dự trù các hoạt động có thể tiến đến phân tích những thiếu sót/hạn chế.
7.3.5. Thực hiện phân tích những thiếu sót/hạn chế giữa mạng hiện tại và mạng cần xây dựng:
Phân tích điểm khác nhau là bảng so sánh mạng hiện tại với những yêu cầu trong tương lai. Thông tin thu được thông qua tập hợp yêu cầu và xác định ranh giới của mạng hiện tại sẽ cung cấp dữ liệu cần thiết để phát triển một bảng phân tích sự khác biệt. Phân tích những thiếu sót/hạn chế là phương pháp phát triển kế hoạch cải tiến mạng hiện tại, và hợp nhất với những yêu cầu mới. Kết quả phân tích nên gồm những vấn đề sau:
- Giới hạn mạng.
- Những yêu cầu trong tương lai.
- Phân tích điểm khác biệt.
- Những lựa chọn kiến trúc mạng có thể.
- Dự kiến hoạt động.
Mỗi khi người sử dụng xem xét và chấp nhận tài liệu định nghĩa các yêu cầu và phân tích những điểm khác biệt của mạng, thời gian cần thiết để hoàn thành dự án trở nên rõ ràng hơn. Tại thời điểm này, người sử dụng nên nắm rõ những kế thừa từ mạng hiện tại và điều gì sẽ được phát triển trong mạng tương lai của họ. Sau khi hoàn thành bước này, công việc tiếp theo là sơ đồ kỹ thuật.
7.3.6. Tạo sơ đồ kỹ thuật:
Bước này xác định kỹ thuật sẽ cho phép hoàn thành mục đích của tổ chức. Có thể có nhiều sơ đồ kỹ thuật khác nhau – một sơ đồ chính và một số lựa chọn khác. Các sơ đồ dự phòng có thể sử dụng trong trường hợp các ràng buộc chưa được kiểm soát như chi phí. Có thể cung cấp nhiều lựa chọn cho người sử dụng, sẽ giúp họ có lựa chọn theo khuynh hướng mạng của họ và những đặc tính riêng được ưu tiên cao nhất.
Thông thường, cho đến khi đưa ra một sơ đồ và hoàn thành nó bằng văn bản, cái nhìn tổng thể (quá trình đi từ ý tưởng đến một mạng chức năng) có thể là những thứ khó có thể được nhận thức một cách đầy đủ. Sơ đồ kỹ thuật có thể nhận dạng các loại thiết bị, kiểu vận chuyển, các giao thức,… được sử dụng trong mạng. Đảm bảo rằng sơ đồ phải có cả những trọng tâm ngắn hạn (thường là một năm) và quan điểm lâu dài (điển hình là kế hoạch 3 đến 5 năm).
Thiết lập một sơ đồ kỹ thuật tốt yêu cầu phải hiểu thấu đáo về công nghệ hiện tại, những phương thức chuyển đổi và các sơ đồ kỹ thuật trong tương lai. Có rất nhiều bước để thực hiện thiết lập một sơ đồ kỹ thuật. Một số bước quan trọng gồm có:
- Đánh giá yếu tố thương mại.
- Phân tích các yêu cầu tương lai.
- Đánh giá mạng hiện tại.
- Xác định các phương án và những lựa chọn kỹ thuật.
- Ánh xạ kỹ thuật này lên những yêu cầu của người sử dụng.
Sơ đồ mạng sẽ không chứa chi tiết cụ thể một mạng sẽ hoạt động như thế nào, nó chỉ xác định những công nghệ sẽ áp dụng trong mạng.
7.3.7. Thiết lập sơ đồ tích hợp:
Bất cứ khi nào một dịch vụ mới, một ứng dụng, một thành phần mạng hay một mạng được thêm vào mạng hiện tại, cần phải thiết lập một sơ đồ tích hợp. Sơ đồ tích hợp sẽ đặc tả những hệ thống sẽ được tích hợp cái gì, ở đâu và như thế nào. Sơ đồ bao gồm những chi tiết như cần thực hiện kiểm tra ở mức độ nào trước khi thực hiện tích hợp. Quan trọng nhất là sơ đồ tích hợp phải gồm những bước được yêu cầu để hoàn thành việc tích hợp, đó là nơi thông tin từ phân tích sự khác biệt (gap) được sử dụng. Khi được triệu gọi, phân tích sự khác biệt cung cấp thông tin mạng đang thiếu hụt những gì và sơ đồ tích hợp cung cấp thông tin những kẽ hở sẽ được giải quyết như thế nào.
7.3.8. Sắp đặt vị trí thiết bị:
Nếu mạng cần đặt một số thiết bị ngoài ranh giới của một người dùng, cần có một số thỏa thuận sắp đặt vị trí thiết bị. Đặc biệc đối với mạng không dây, nếu dự kiến kết nối các tòa nhà với nhau và cho thuê, cần đặt thiết bị trên nóc của tòa nhà. Tùy thuộc vào số lượng vị trí được yêu cần, có thể bỏ qua bước này hoặc đây có thể là một giai đoạn đặc biệt quan trọng trong giai đoạn lập kế hoạch.
7.3.9. Phân tích rủi ro:
Vấn đề quan trọng là nhận dạng những rủi ro mà người sử dụng có thể phải đối mặt hoặc xuất phát từ phía khách hàng. Mỗi khi nhận dạng được rủi ro, cần ghi chú lại và thông báo cho người sử dụng. Có thể xác định rủi ro bằng cách liên kết chúng với những phản hồi do chúng mang lại (như tiết kiệm chi phí, mức độ thỏa mãn khách hàng, thu nhập,…). Một cách dễ dàng để thể hiện những rủi ro khác nhau là bằng một ma trận, rủi ro được biểu diễn theo hàng ngang và ảnh hưởng của chúng thể hiện trên hàng dọc. Gán giá trị 0 của ma trận (góc thấp nhất bên trái) một mức thấp đối với cả rủi ro và tác động của chúng, gán giá trị lớn nhất (góc cao nhất bên phải) bằng một mức cao, cung cấp một cái nhìn trực quan về những rủi ro có thể xảy ra. Mỗi khi tạo một ma trận, mỗi dịch vụ được đặt trên ma trận dựa vào vị trí mà chúng phù hợp. Ví dụ, cung cấp dịch vụ thư điện tử, có thể đặt ở góc trái của ma trận (ít rủi ro, ít tác động).
Đây là điều quan trọng vì trao quyền cho người sử dụng đưa ra những quyết định dựa trên thông tin kỹ thuật công nghệ. Ví dụ: người sử dụng dự định giảm đi một dịch vụ và không biết rằng dịch vụ đó có mức độ rủi ro nhưng tác động ít, người sử dụng cần phải bù đắp hoặc loại bỏ rủi ro đó. Có thể người sử dụng sẽ cân nhắc khi yêu cầu một gói dịch vụ rủi ro cao, tác động thấp so với một dịch vụ ít rủi ro nhưng tác động lớn. Mục đích là làm cho người sử dụng sử dụng mạng một cách tốt nhất, mỗi khi người sử dụng chấp nhận phân tích rủi ro, sẽ thiết lập kế hoạch hoạt động.
7.3.10. Kế hoạch hành động:
Sau khi hoàn thành tất cả những bước hoạch định trước đó, cần lên kế hoạch hành động. Kế hoạch hành động xác định những bước tiếp theo được đề nghị. Những bước tiếp theo được đề nghị có thể nhận dạng những gì cần thực hiện nhằm chuẩn bị cho giai đoạn cấu trúc hóa (như kế hoạch dự án), hoặc những hành động cần thiết để phân loại hoặc điều chỉnh những vấn đề gặp phải trong giai đoạn hoạch định. Ví dụ: trong tình huống những phân tích rủi ro đã được thực hiện trước đó, hoạch định hành động có thể cần để cung cấp giải pháp cho từng rủi ro riêng.
Về cơ bản, hoạch định hành động thực hiện chức năng xác định những vấn đề mở từ giai đoạn thu thập thông tin. Bước này đảm bảo tất cả các thông tin được yêu cầu vẫn được sử dụng nhằm cung cấp giải pháp tốt nhất cho người sử dụng. Sau khi thiết lập và chấp nhận kế hoạch hành động, thực hiện chuyển giao.
7.3.11. Chuẩn bị kế hoạch chuyển giao:
Bước cuối cùng trong giai đoạn hoạch định là thu thập tất cả các thông tin và tài liệu được tạo thành trong suốt quá trình hoạch định và tổng hợp chúng thành tài liệu chuyển giao. Đây là điểm quan trọng giúp người sử dụng hiểu một cách đầy đủ về kế hoạch do nhà thiết kế đưa ra và những mong muốn còn lại của dự án, bao gồm một số tài liệu sau:
- Tài liệu các yêu cầu.
- Phân tích môi trường mạng hiện tại.
- Phân tích thực tiễn cạnh tranh.
- Sơ đồ các thao tác.
- Phân tích những điểm khác nhau giữa môi trường mạng hiện tại và tương lai.
- Sơ đồ kỹ thuật.
- Sơ đồ xác định vị trí.
- Phân tích rủi ro.
- Kế hoạch hành động.
Sau khi hoàn thành tài liệu chuyển giao và chuyển giao tài liệu cho khách hàng, có thể bắt đầu giai đoạn thiết kế mạng.
7.4. Giai đoạn 4: Hoàn thành thiết kế chi tiết:
Sau khi hoàn thành thiết kế đầu tiên, và nhận được thông tin phản hồi và sự đồng ý của khách hàng để tiếp tục, giải pháp của bạn gần như được thực hiện. Tuy nhiên giai đoạn cuối cùng của quá trình thiết kế, giai đoạn thiết kế chi tiết, phải được thực hiện trước khi triển khai bảng thiết kế. Trong giai đoạn thiết kế chi tiết, tất cả những thay đổi trong bảng thiết kế ban đầu được xem xét và theo đó kết hợp chặt chẽ với bản thiết kế chi tiết.
Mục đích của giai đoạn này là hoàn thành giải pháp và xác định được phần mềm hỗ trợ và các thiết bị cần thiết trong Hóa đơn thiết bị (Bill Of Materials_BOM) cuối cùng. Trong giai đoạn này phải đảm bảo tất cả những thay đổi chức năng trên bảng thiết kế ban đầu không ảnh hưởng đến toàn bộ giải pháp thiết kế. Số người dùng thêm vào mạng được yêu cầu có quá tải so với khả năng đáp ứng của mạng hay không? Thiết kế hiện tại có hỗ trợ những đặc tính hay chức năng được yêu cầu hay không? Có cần nâng cấp các thành phần hỗ trợ mạng để hỗ trợ những người dùng gia nhập vào mạng hay không? Mặc dù có thể xác định được kiến trúc mạng không dây nhanh hơn trong các môi trường người sử dụng khác nhau, phần mềm thương mại sẵn có (COTS) thiết kế mạng không dây vẫn được triển khai cho nhiều ứng dụng lớn. Kêt quả là có thể nhận ra những hạn chế, một cách đặc biệt trong môi trường khách hàng, cũng như những gì sẽ hỗ trợ từ một bối cảnh ứng dụng.
Kiến trúc mạng được đề cập đến như là thiết kế mạng ở mức độ cao. Đây là giai đoạn mà tất cả những thông tin hoạch định được sử dụng để bắt đầu một thiết kế khái niệm cho mạng mới, không bao gồm những chi tiết cụ thể để thiết kế cũng không cung cấp thông tin đủ để thực thi. Giai đoạn cấu trúc hóa chịu trách nhiệm kết hợp kết quả của giai đoạn hoạch định với những mong muốn và yêu cầu từ phía khách hàng đối với mạng cần được xây dựng.
7.4.1. Tổng quát hóa giai đoạn thiết kế chi tiết:
7.4.1.1. Xem xét và xác nhận lại kết quả của giai đoạn hoạch định:
Bước đầu tiên khi phát triển kiến trúc mạng là xem xét và xác minh lại kết quả của giai đoạn hoạch định. Sau khi thông suốt kết quả của giai đoạn hoạch định, hiểu và chấp nhận kết quả đó có thể hoàn thành bước này và chuyển sang việc hình thành kiến trúc mức cao. Lý do cần thực hiện bước này là có nhiều dự án lớn tập hợp nhiều nhóm tham gia nhưng nhóm thiết kế có thể gốm những cá nhân không thuộc nhóm hoạch định. Bước này giúp những nhà thiết kế làm quen với những kết quả đã hoàn thành trước khi họ tham gia thiết kế.
7.4.1.2. Thiết lập kiến trúc mức cao:
Kiến trúc mức cao mô tả kiến trúc logic của mạng. Kiến trúc logic mô tả những chức năng được yêu cầu để thực thi một mạng và mối quan hệ giữa các chức năng đó, cũng mô tả các thành phần khác nhau của mạng liên kết với nhau như thế nào, như một mạng kiểm chứng xác thực người sử dụng như thế nào. Kiến trúc mức cao không gồm những yếu tố cụ thể như phần cứng, hơn nữa nó mô phỏng những chức năng mong muốn của mạng. Kiến trúc mức cao bao gồm một số thành phần sau:
- Sơ đồ logic mạng.
- Sơ đồ chức năng mạng.
- Cấu trúc sóng vô tuyến.
- Luồng tín hiệu/dữ liệu.
- Khả năng liên kết chức năng với tài nguyên.
- Kiến trúc mạng không dây.
7.4.1.3. Thiết lập kiến trúc sắp xếp:
Khi hoàn thành sơ đồ sắp xếp vị trí, cần tạo một kiến trúc chi tiết hơn. Kiến trúc này bao gồm thông tin được sử dụng như một phần các yêu cầu mà nhà thiết kế đưa ra, gồm có:
- Yêu cầu về nguồn tính bằng Watt.
- Các yêu cầu về cường độ dòng điện.
- Giá trị điện áp (cả AC và DC).
- Nhiệt lượng (BTU) hao phí bởi thiết bị.
- Số lượng và kích thước của thiết bị và tủ đựng thiết bị.
- Khối lượng thiết bị.
- Bản vẽ thiết bị (hình chiếu các mặt trước, bên cạnh, trên và sau thiết bị).
- Yêu cầu môi trường.
Mục đích của dạng kiến trúc này là cung cấp thông tin trợ giúp đưa ra những yêu cầu về thông tin (Request For Information RFI) hay yêu cầu kế hoạch (Request For Proposal) với nhà cung cấp. Mối quan tâm lớn nhất của khách hàng là cung cấp đủ những thông tin về những yêu cầu mạng đế lấy được những thông tin trả lời thỏa đáng từ phía nhà cung cấp, nhưng không đưa ra những thông tin mang tính chất cạnh tranh.
7.4.1.4. Định nghĩa các dịch vụ mức cao:
Những dịch vụ mà người sử dụng có kế hoạch đưa ra với khách hàng của họ thường trợ giúp xác định những yêu cầu thiết bị cần thiết. Những dịch vụ này nên thích hợp với những dịch vụ được xác định khi phân tích rủi ro trong giai đoạn hoạch định. Khi nhận dạng được các dịch vụ, cần ghi chép lại và so sánh với ma trận rủi ro để xác định dịch vụ nào sẽ được đề nghị. Người sử dụng hoàn toàn xác định những dịch vụ mà họ quan tâm, đây cũng là cơ hội để kiểm tra tỉ mỉ mục đích của người sử dụng. Những dịch vụ không được đề nghị sử dụng cần được loại bỏ khỏi kiến trúc. Sau khi phổ biến những dịch vụ đã được xem xét và nhận được danh sách yêu cầu dịch vụ của người sử dụng, có thể chuyển sang thiết kế vật lý mức cao.
7.4.1.5. Thực hiện thiết kế vật lý mức cao:
Thiết kế vật lý mức cao là bước quan trọng nhất trong giai đoạn thiết kế, và thường phức tạp và tốn nhiều thời gian nhất. Rất nhiều công việc và kiến thức cần thực hiện trong bước này. Thiết kế vật lý mức cao định nghĩa vị trí vật lý và các dạng thiết bị cần thiết trong mạng nhằm thực hiện các thao tác mong muốn. Không xác định nhãn hay kiểu thiết bị cụ thể nhưng đúng hơn là các thành phần chức năng như Router, Switch và access point,…
Thiết kế vật lý mức cao thể hiện topology sóng vô tuyến, ví dụ: hoàn thành bước kiến trúc mức cao và chuyển đổi nó thành những vị trí đặt thiết bị vật lý. Vì có rất nhiều vấn đề đối với thiết kế sóng vô tuyến vì vậy cần phải có nhiều sự điều chỉnh và thiết kế lại cần thực hiện trước khi hoàn thành bước này. Sau khi chấp nhận thiết kế vật lý mức cao, cần định nghĩa các thao tác dịch vụ.
7.4.1.6. Định nghĩa các thao tác dịch vụ:
Mục đích của việc định nghĩa các thao tác dịch vụ là xác định các chức năng được yêu cầu trong mỗi quy tắc thao tác, một số quy tắc thao tác gồm có:
- Pre-Order.
- Quản trị đặt hàng.
- Dự phòng.
- Quảng cáo.
- Bảo trì.
- Sửa chữa.
- Chăm sóc khách hàng.
Khi chức năng của mỗi phương pháp được định nghĩa, ghi chép lại và chấp nhận, tiến hành đưa ra mô hình thao tác mức cao.
7.4.1.7. Thiết lập mô hình thao tác mức cao:
Nếu một mạng không được duy trì một cách hợp lý mỗi khi được thiết lập thì sự thành công thậm chí là sự tồn tại của mạng cũng là rất khó khăn. Mục đích của việc hình thành mô hình thao tác cấp cao là mô tả mạng được kiểm soát như thế nào. Cần xem xét hệ thống quản trị mạng mới sẽ kết hợp với hệ thống quản trị hiện tại như thế nào. Những công việc cần thực hiện khi xây dựng mô hình thao tác mức cao là:
- Nâng cao khả năng chuyên môn nhằm tối ưu hóa phân phối thông tin quản trị.
- Cung cấp một mạng dễ quản trị có chất lượng cao và dễ xử lý sự cố.
- Xác định những mong muốn và trách nhiệm.
Mô hình thao tác mức cao sau này sẽ được sử dụng để đưa ra mô hình thao tác chi tiết. Khi phát triển xong mô hình thao tác mức cao và mô hình này được người sử dụng chấp nhận, có thể tiến hành định giá sản phẩm cho mạng.
7.4.1.8. Định giá sản phẩm:
Trong một số trường hợp, bước định giá sản phẩm có thể là một quá trình lâu dài. Tùy thuộc vào chức năng được yêu cầu, mức độ kỹ thuật, và tính sẵn sàng/cạnh tranh của nhà cung cấp, có thể mất nhiều tháng mới có thể hoàn thành. Khi định giá sản phẩm, quan trọng là xác định những yêu cầu của người sử dụng và đảm bảo sản phẩm phù hợp với mọi yêu cầu kỹ thuật. Đây là lúc những phản hồi từ RFI/RFP được định giá. Tuy nhiên, nếu quy mô dự án không lớn, trách nhiệm của kỹ sư thiết kế có thể là nghiên cứu những sản phẩm sẵn có trên thị trường.
Khi xác định được danh sách các sản phẩm, cần thực hiện định giá để xác định nhà cung cấp nào phù hợp nhất với yêu cầu của người sử dụng. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quyết định lựa chọn sản phẩm:
- Yếu tố thỏa mãn yêu cầu.
- Chi phí.
- Mối quan hệ của nhà cung cấp.
- Tính ổn định của nhà cung cấp.
- Các lựa chọn hỗ trợ.
- Khả năng kết hợp với các thiết bị khác.
- Tính sẵn có của sản phẩm.
- Thời gian sản xuất.
Kết quả của bước này giúp người thiết kế lựa chọn được sản phẩm cho mức mô hình của toàn bộ mạng. Tiếp theo có thể thực hiện sơ đồ hoạt động.
7.4.1.9. Tạo sơ đồ hoạt động:
Sơ đồ hoạt động xác định những gì cần thiết để chuyển thành giai đoạn thiết kế. Chức năng của sơ đồ hoạt động là khắc phục những kẽ hở giữa giai đoạn kiến trúc hóa và thiết kế thực sự. Một số những công việc cần thực hiện:
- Tạo sơ đồ dự án cho giai đoạn thiết kế.
- Điều chỉnh những khó khăn hay kết quả xác định được trong giai đoạn kiến trúc hóa.
- Xác định thời hạn chuyển giao mạch thiết bị.
Đây là một vấn đề mà kỹ sư thiết kế sẽ phải thẩm tra sự phát triển và khuynh hướng phát triển của mạng. Sau khi hoàn thành sơ đồ hoạt động và được người sử dụng chấp nhận, tiến hành chuyển giao kiến trúc mạng.
7.4.1.10. Tạo các tài liệu chuyển giao kiến trúc mạng:
Trong suốt quá trình này, tất cả tài liệu và thông tin được hình thành cũng như thu thập được trong giai đoạn kiến trúc hóa hệ thống sẽ được tập hợp và lưu vào một vị trí riêng. Có nhiều lựa chọn để lưu tài liệu chuyển giao như:
- Tài liệu chính (master document).
- CD-ROM.
- Web.
Tất cả những phương pháp được liệt kê ở trên có thể sử dụng để tạo tài liệu chuyển giao kiến trúc. Sau khi hoàn thành tài liệu chuyển giao kiến trúc, cần phổ biến cho người sử dụng và tiến hành giai đoạn thiết kế chi tiết.
7.4.2. Hiện thực hóa giai đoạn thiết kế chi tiết:
Giai đoạn thiết kế chi tiết là bước cuối cùng trước khi bắt đầu thực thi trên mạng. Giai đoạn này dựa trên kết quả của giai đoạn kiến trúc hóa hệ thống và hoàn thành những chi tiết trong mỗi tài liệu mức cao. Đây là giai đoạn ngắn nhất và dễ thực hiện nhất trong quá trình thiết kế (khi giai đoạn hoạch định và kiến trúc hóa được hoàn thành một cách kỹ càng và với những thông tin chính xác). Cơ bản, thiết kế chi tiết là sự biên tập lại toàn bộ quá trình hoạch định.
7.4.2.1. Xem xét và xác nhận lại kiến trúc mạng:
Bước đầu tiên của giai đoạn thiết kế chi tiết là xem xét và xác nhận lại kiến trúc mạng. Kiến trúc mạng là cơ sở cho thiết kế, và phải thực hiện kiểm tra một cách hợp lý nhằm đảm bảo kiến trúc mạng được kiểm soát. Phải đảm bảo đầy đủ tất cả các chức năng. Mỗi khi xác nhận kiến trúc mạng phải bắt đầu thiết kế chi tiết bằng cách tạo topology chi tiết.
7.4.2.2. Tạo kiến trúc chi tiết:
Kiến trúc chi tiết được xây dựng trên kiến trúc mức cao, thêm vào những thông tin cụ thể cho kiến trúc mạng như:
- Các thiết bị và kết nối thiết bị.
- Những luồng lưu lượng dữ liệu/âm thành và mức dịch vụ.
- Dung lượng lưu lượng.
- Kỹ thuật lưu lượng.
- Số thuê bao.
- Địa chỉ IP.
- Kiến trúc định tuyến.
- Kiểu công nghệ.
- Vị trí thiết bị.
- Kiểu liên kết dữ liệu.
- Yêu cầu băng thông.
- Kiến trúc không dây.
Kiến trúc chi tiết là một thiết kế chức năng, không phải là thiết kế vật lý, là nơi những mong muốn của người sử dụng trở thành sự thật. Vào lúc này, người sử dụng sẽ hiểu một cách đầy đủ những gì họ mong muốn mạng cần xây dựng cung cấp cho mình. Sau khi hoàn thành kiến trúc chi tiết, tiến hành tạo thiết kế sắp xếp vị trí chi tiết.
7.4.2.3. Tạo thiết kế sắp đặt vị trí dịch vụ chi tiết:
Cũng như kiến trúc chi tiết, thiết kế sắp đặt vị trí dịch vụ chi tiết được xây dựng dựa trên kiến trúc sắp xếp vị trí. Bước này sẽ cung cấp những chi tiết cần thiết để cài đặt thiết bị tại những vị trí thuận lợi. Bao gồm những thông tin sau:
- Tuân theo các chuẩn xây dựng thiết bị mạng (Network Equipment Building Standards NEBS).
- Những điều kiện thuận lợi.
- Cáp.
Khi hoàn thành thiết kế sắp xếp vị trí chi tiết và được người sử dụng chấp nhận, thông báo đến người thực hiện sắp xếp nhằm được sự chấp thuận. Khi nhà cung cấp chấp nhận thiết kế, bắt đầu giai đoạn thực hiện các dịch vụ sắp xếp.
7.4.2.4. Thiết lập các dịch vụ chi tiết:
Bước này định nghĩa và ghi chép lại những dịch vụ cụ thể mà người sử dụng sẽ đưa ra cho khách hàng của họ. Những dịch vụ được đề nghị là mở rộng của danh sách các dịch vụ được liệt kê trong bước thiết kế dịch vụ mức cao. Khi thực hiện thiết kê, phải đảm bảo bao gồm các thông tin như giới hạn thời gian đề nghị (timeline for offering). Có thể hiểu rằng trong môi trường cung cấp dịch vụ, khách hàng và kết quả thu nhập là yếu tố quan trọng. Một số thông tin cung cấp cho mỗi dịch vụ:
- Định nghĩa dịch vụ.
- Tên dịch vụ.
- Mô tả dịch vụ.
- Đặc tính và tiện ích.
- Service Level Agreement _ SLA
- Quản trị dịch vụ.
- Chức năng.
- Thông số cấu hình.
- Các Access Point.
- Các yêu cầu thiết bị của bên thứ ba.
- Dự phòng dịch vụ.
- Kỹ thuật mạng.
- Chuyên môn của khách hàng.
- Những lựa chọn dịch vụ.
Không chỉ cần cung cấp thông tin liên quan khi những dịch vụ này sẵn sàng được sử dụng, mà còn tính đến chúng sẽ được yêu cầu như thế nào và chúng sẽ giao tiếp với mạng như thế nào. Khi hoàn thành chi tiết các dịch vụ, tiếp tục quá trình thực thi.
7.4.2.5. Tạo thiết kế vật lý chi tiết:
Thiết kế vật lý chi tiết dựa trên cơ sở thiết kế vật lý mức cao, đặc tả những chi tiết vật lý cho mạng như:
- Kiểu thiết bị.
- Chi tiết cáp.
- Chi tiết về rack.
- Các yêu cầu môi trường.
- Vị trí vật lý của các thiết bị.
- Thiết kế sóng vô tuyến chi tiết.
Thiết kế vật lý dựa trên những thông được xác định trong các tài liệu:
- Thiết kế vật lý mức cao.
- Kiến trúc chi tiết.
- Sắp xếp dịch vụ chi tiết.
- Định giá sản phẩm.
- Chi tiết sơ đồ tổng quát.
Thiết kế vật lý chi tiết là quá trình biên tập lại những yếu tố như cấu hình thiết bị bao gồm địa chỉ IP, tên, chi tiết sóng vô tuyến, và cấu hình vật lý. Khi hoàn thành bước này, sẽ có bản mô tả vật lý chi tiết của mạng cũng như mô tả của mỗi thiết bị.
7.4.2.6. Thiết kế thao tác hoạt động chi tiết:
Thiết kế thao tác hoạt động chi tiết dựa trên thiết kế thao tác mức cao. Mục đích của bước này là đặc tả những thiết kế chi tiết của hệ thống hỗ trợ sẽ được thực hiện để hỗ trợ cho mạng. Một số kết quả của bước này bao gồm xác định các sản phẩm, xác định kỹ thuật và yêu cầu hỗ trợ, xác định chi phí. Những công việc chủ yếu:
- Phát triển thiết kế quản trị hệ thống.
- Phát triển thiết kế dịch vụ.
- Phát triển kiến trúc chức năng.
- Phát triển thiết kế và phân tích kiến trúc vật lý của các thao tác.
- Phát triển kiến trúc dữ liệu.
- Phát triển kiến trúc mạng.
- Phát triển nền tảng máy tính và thiết kế điều kiện vật lý thuận lợi.
Thiết kế thao tác hoạt động chi tiết hoàn thành khi nó được ghi chép và xem xét một cách kỹ lưỡng. Sau khi hoàn thành công việc này sẽ thiết kế mô hình hoạt động chi tiết. Vì thực tế các thao tác mạng có thể rất nhỏ (hoặc không tồn tại), hoặc có thể là toàn bộ một mạng riêng biệt với những nhiệm vụ riêng, những chi tiết cụ thể trong bước này của quá trình thiết kế được tổng kết lại. Đối với những dự án mạng lớn, thiết kế thao tác có thể là một dự án riêng gồm một quá trình thiết kế đầy đủ.
7.4.2.7. Thiết kế mô hình hoạt động chi tiết:
Mô tả mô hình hoạt động sẽ tối ưu hóa việc quản trị mạng, dựa trên cơ sở mô hình hoạt động mức cao. Khi thực hiện thiết kế chi tiết nên trả lời những câu hỏi sau càng nhiều càng tốt:
- Tổ chức nào sẽ hỗ trợ sản phẩm nào và dịch vụ nào, hỗ trợ như thế nào?
- Ai chịu trách nhiệm về những công việc cụ thể?
- Tổ chức sẽ có quyền như thế nào?
- Các tổ chức khác nhau tương tác với nhau như thế nào?
- Thời gian một người hỗ trợ giải quyết sự cố trước khi nó trở nên nghiêm trọng?
- Thủ tục nào sẽ được tự động hóa?
- Những công cụ nào có giá trị trong tổ chức?
- Những thay đổi bảo mật được yêu cầu?
Tùy thuộc và kích thước của mạng, mạng quản trị có thể tích hợp với mạng chính, hoặc chính mạng đó. Thêm nữa, mạng quản trị có thể hoạt động trên một máy tính quản trị mạng riêng (cho một mạng rất nhỏ) hoặc hoạt động trong một trung tâm thao tác mạng lớn (Network Operations Center NOC) hoạt động liên tục 24 giờ. Vì có rất nhiều điểm khác nhau về kích thước và yêu cầu quản trị mạng, chỉ một mô tả chính được cung cấp. Đối với những mạng lớn, thường thiết kế quản trị là một dự án thiết kế riêng biệt.
7.4.2.8. Kế hoạch đào tạo:
Tùy thuộc kích thước mạng mới và những khả năng vốn có của người sử dụng mạng, kế hoạch đào tạo có thế rất lớn. Thực hiện phỏng vấn người sử dụng hiện tại, thành lập ma trận kỹ năng, và so sánh với ma trận những kỹ năng cần thiết để thao tác mạng để từ đó xác định cần đào tạo những vấn đề gì. Nếu người sử dụng muốn tự sử dụng, cần xem xét lại ma trận kỹ năng. Đối với mỗi kiến trúc cần có kế hoạch đào tạo riêng.
7.4.2.9. Phát triển kế hoạch bảo trì:
Mục đích lên kế hoạch và xác định việc bảo trì và hoạt động sẽ xảy ra như thế nào mỗi khi mạng hoạt động. Kế hoạch bảo trì bao gồm tất cả những thành phần của mạng gồm có hoạt động và bảo trì. Kế hoạch cần tập những kỹ năng và quá trình đào tạo cần thiết. Khi hoàn thành kế hoạch bảo trì, và được người sử dụng chấp nhận, có thế phát triển kế hoạch thực thi.
7.4.2.10. Phát triển kế hoạch thực thi:
Kế hoạch thực thi mức cao là cái nhìn tổng quan về những bước chính được yêu cầu để thực hiện thiết kế. Nó có thể hoàn thiện và làm nổi rõ tất cả những giai đoạn thiết kế. Những vấn đề tồn tại trong bước này như quỹ thời gian, tác động lên mạng hiện tại và chi phí. Kế hoạch thực thi và tài liệu thiết kế chi tiết là cơ sở cho giai đoạn tiếp theo: thực thi thiết kế mạng.
Tài liệu thiết kế chi tiết được tóm tắt từ tất cả những tài liệu trong toàn bộ quá trình thiết kế, cũng như tài liệu kiến trúc và chuyển giao. Cũng như chuyển giao kiến trúc, có thể thể hiện thông tin này bằng nhiều hình thức như CD_ROM, tài liệu thiết kế riêng, hoặc Web site. Khi hoàn thành bước này cũng là hoàn thành giai đoạn thiết kế dự án. Bước tiếp theo là chuyển sang giai đoạn thực thi và cài đặt mạng mới.
7.4.3. Trong quá trình hiện thức hóa những thiết kế chi tiết một mạng không dây, lưu ý một số thông tin về thiết bị phần cứng và phần mềm như sau:
7.4.3.1. Phần cứng mạng không dây cơ bản:
Phần cứng mạng không dây cần thiết để triển khai mạng tùy thuộc vào kịch bản thiết kế. Nên có kế hoạch sử dụng phần cứng phù hợp với yêu cầu đưa ra, phù hợp với chi phí và trong tương lai có thể nâng cấp được.
Một số thiết bị thường được sử dụng khi triển khai một mạng không dây:
1. Các access point:
a. Các access point được xem như là trái tim của mạng không dây khi chúng tạo điều kiện truyền dữ liệu giữa các máy tính trong mạng. Thiết bị access point là kỹ thuật mạng không dây riêng, và một access point dựa trên cơ sở một kỹ thuật bình thường sẽ không hoạt động giao tiếp với kỹ thuật khác được. Ví dụ: bộ tương thích mạng không dây 802.11b không làm việc với các access point 802.11a. Quan trọng là thấy được một mạng không dây 802.11b thì hoàn toàn riêng biệt với một mạng không dây xây dựng theo chuẩn 802.11a thậm chí chúng chia sẻ cụng một vùng vật lý.
b. Một sơ đồ bố cục tổng quát có thể trợ giúp việc xác định số access point cần thiết trong một site. Nếu sơ đồ yêu cầu một mạng không dây kết hợp mà các thiết bị 802.11b và 802.11a cùng tồn tại, nên có giải pháp kết nối các access point trong hai mạng khác biệt này và kết nối hai mạng bằng kỹ thuật mạng nối dây. Điều này sẽ đảm bảo mặc dù thiết lập một mạng kết hợp nhưng người sử dụng mỗi mạng vẫn có thể truyền thông với mạng khác.
H1: Mạng nối dây liên kết hai mạng không dây khác loại
b. Một số access point làm việc gắn liền các router nhằm trợ giúp các mạng không gian riêng biệt với mạng nối dây. Nếu thiết lập một mạng không dây độc lập với ít máy tính, ví dụ khoảng 10 máy hay ít hơn, không cần thiết phải có router. Tuy nhiên nếu muốn liên kết một mạng không dây với một mạng nối dây hay Internet nên sử dụng một router để tách hai mạng.
4. Các Hub: là các thiết bị mạng nối dây, sử dụng để mở rộng mạng bằng cách thêm các điểm kết nối vật lý trên một mạng mạng (các jack RJ45). Có thể cần sử dụng một hoặc nhiều hub nếu mạng sẽ chứa một số lượng đáng kể các máy tính mạng nối dây.
5. Các Firewall: là các thiết bị mạng cấu hình ở mức cao có thể được thực thi nhằm chỉ cho phép những luồng lưu lượng có giới hạn đi qua mạng. Việc sử dụng các firewall đặc biệt quan trọng nếu kết nối một mạng vào Internet. Nên sử dụng các thiết bị firewall nếu có dự định kết nối với một hay nhiều mạng đặc biệt qua Internet.
6. Các thiết bị kết nối băng thông rộng: phần cứng kết nối băng thông rộng kết nối một mạng vào một kết nối băng thông rộng, ví dụ: một modem DSL kết nối một mạng vào Internet. Mỗi dạng kết nối băng thông rộng yêu cầu dạng phần cứng khác nhau và có thể cung cấp từ các nhà cung cấp dịch vụ kết nối băng thông rộng. Nên sử dụng thiết bị trên nếu có dự định cung cấp kết nối băng thông rộng cho mạng không dây muốn xây dựng.
7.4.3.2. Phần mềm:
Nên xác định hệ điều hành và trình điều khiển cho mỗi loại NIC không dây và hệ điều hành sẽ sử dụng. Các nhà sản xuất NIC không dây cung cấp điều khiển phần mềm đi kèm thiết bị hoặc có thể download từ các Web site của nhà sản xuất cho hầu hết các hệ điều hành. Khi sử dụng các NIC không dây phải đảm bảo các nhà sản xuất thiết bị mạng không dây cung cấp các điều khiển phần mềm và hỗ trợ cho hệ điều hành sẽ sử dụng. Ví dụ: nếu sử dụng NIC không dây với Microsoft Windows XP, phải chắc chắn nhà sản xuất của NIC không dây cung cấp đầy đủ các điều khiển và phần mềm cần thiết đi kèm.
7.4.4. Một số dạng mạng không dây có thể được lựa chọn:
Lựa chọn dạng mạng không dây cần thiết kế tùy thuộc vào các nhân tố như gồm số các kết nối mạng không dây mong đợi, kịch bản triển khai (như hộ gia đình, văn phòng nhỏ, doanh nghiệp, hay WISP), bảo mật và các liên kết mở rộng khác.
Các dạng mạng không dây:
- Mạng không dây ngang hàng hay Ad-hoc: bao gồm hai hay nhiều máy tính, thường không có bất cứ dạng server nào (ví dụ: file server hay mail server). Thay vì như vậy các máy tính sẽ liên lạc trực tiếp với nhau. Những mạng không dây có dạng này có nhiều hạn chế và chỉ được triển khai trong những thiết kế mạng nhỏ như môi trường gia đình hay văn phòng nhỏ.
- Mạng không dây độc lập: bao gồm một hay nhiều máy tính và có thể có một file server và các tài nguyên mạng chia sẻ khác. Những mạng tương đối an toàn khi chúng không kết nối Internet hay các mạng khác. Dạng mạng này chỉ thường chỉ sử dụng trong văn phòng nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và xưởng sản xuất.
- Mạng không dây thay thế cho mạng nối dây: rất nhiều tổ chức hiện đang tiến hành thay thế mạng nối dây sẵn có bằng mạng không dây. Thiết kế một mạng không dây thay thế cho một mạng nối dây sẽ cung cấp cho người dùng khả năng linh động và mạng được nâng cấp dễ dàng hơn. Ví dụ, để nâng cấp một mạng nối dây, thường phải thay thế cả hệ thống dây cáp trong khi đó mạng không dây không yêu cầu như vậy. Để nâng cấp kỹ thuật mạng không dây, chỉ các thiết bị và phần mềm mạng không dây được nâng cấp là mạng có thể hoạt động được. Thay thế toàn bộ mạng nối dây bằng mạng không dây là một công việc rất lớn và được thực hiện một cách thận trọng. Cần thử nghiệm một mô hình mạng nhỏ trước khi triển khai một mạng không dây đầy đủ.
- Mạng không dây mở rộng của một mạng nối dây: một ý tưởng hay khi triển khai một mạng không dây là trước tiên thiết kế mạng không dây như là phần mở rộng của mạng nối dây hiện tại. nghĩa là giữ nguyên mạng nối dây và thêm mạng không dây như một thành phần bổ sung cho mạng ban đầu. Điều này cho phép phân chia phẳng trên mạng hiện tại, các hệ thống được yêu cầu cho mạng không dây vẫn nằm trên mạng không dây và các kết nối không dây cần thiết được nâng cấp bằng các thiết bị mạng không dây. Tuy nhiên, cần nhớ rằng kỹ thuật mạng không dây hiện tại hoạt động ở tốc độ thấp hơn các mạng nối dây. Vì vậy hay nhất là triển khai một mạng không dây như là thành phần mở rộng của mạng nối dây sao cho tất cả các máy tính và thiết bị yêu cầu băng thông mạng cao được kết nối đến mạng nối dây và các trạm làm việc hay thiết bị ngoại vi yêu cầu băng thông thấp được kết nối sử dụng thiết bị không dây.
7.4.5. Lựa chọn kiến trúc mạng:
Những nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn kiến trúc mạng
7.4.5.1. Sự ưu tiên kiến trúc mạng:
Một số nhà thiết kế lựa chọn mô hình tập trung, càng nhiều tài nguyên tại trung tâm dữ liệu càng tốt. Một số khác lựa chọn mô hình phân tán với tài nguyên mạng được đặt rải rác và có sự liên kết thông qua mạng nối dây. Sự ưu tiên kiến trúc mạng sẽ giúp một tổ chức lựa chọn được kiến trúc mạng phù hợp. Cấu trúc mạng mà một tổ chức chọn lựa sẽ giúp chúng ta trong việc xây dựng hệ thống mạng không dây.
Quy tắc chung có thể xem là một khuyến nghị: “tập trung vào chi phí, phân phối hiệu quả hoạt động”. Giải pháp tập trung thuận lợi hơn về mặt chi phí, nhưng khi tất cả luồng lưu lượng phải đi qua bộ điều khiển, sẽ ảnh hưởng đến hiệu năng. Đặt các bộ chuyển mạch không dây gần rìa của mạng hỗ trợ tốt quá trình chuyển tiếp và hiệu quả hoạt động của các access point cao hơn bằng cách phân phối luồng lưu lượng. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi chi phí cao hơn.
7.4.5.2. Quy mô ban đầu của mạng không dây:
Mô hình tập trung là điểm bắt đầu lý tưởng đối với các tổ chức lớn mong muốn tạo một cơ sở hạ tầng không dây và sau đó thiết lập mạng trên cơ sở đó. Có thể cài đặt một bộ điều khiển mạng không dây tại trung tâm dữ liệu và chỉ đặt ở những khu vực đặc biệt như phòng hội nghị hay các khu vực công cộng với các access point.
Các nhân viên IT kiểm soát số lượng người dùng và kiểu lưu lượng để quyết định mua và triển khai các bộ chuyển mạch không dây trong cấu hình phân tán.
7.4.5.3. Mật độ access point:
Số các access point được quan trọng cần có trong một mạng không dây phụ thuộc vào mức độ hiệu quả mà tổ chức yêu cầu và số người dùng cần được hỗ trợ, cân bằng với ước lượng chi phí. Một vài access point được quản trị đủ để đáp ứng cho những khu vực đơn giản cho phép nhiều người dùng chia sẻ một tần số. Với một ít access point được quản trị trong một khu vực được chỉ định, các tổ chức có thể chịu sự kiểm soát của bộ chuyển mạch không dây tại trung tâm dữ liệu. Thêm vào đó các access point có thể được yêu cầu cho số lượng người dùng lớn hơn và sử dụng cho mục đích VoIP.
7.4.5.4. Nguồn Ethernet và thiết bị quản trị:
PoE làm giảm sự cần thiết mỗi nguồn cắm vào mỗi access point riêng lẻ. Mỗi bộ chuyển mạch với các cổng PoE và các thiết bị tương thích chuẩn 802.3 sẽ cung cấp cả nguồn và dữ liệu qua cáp Ethernet. Về lâu dài, với tính mềm dẻo, các thiết bị PoE sẽ cung cấp đủ nguồn cho các điểm truy cập sóng đôi yêu cầu khoảng 8-10 watt.
7.4.5.5. Bảo mật dữ liệu:
Mặc dù có thể sử dụng các liên kết vậy lý để thực hiện một tấn công vào mạng nhưng mạng nối dây truyền thống được xem là một môi trường tin cậy. Truy cập vật lý đến các tòa nhà bị hạn chế, dây và cáp đi chung trong các đường ống dẫn, các thiết bị được đặt trong phòng hệ thống và trung tâm dữ liệu. Điều này không đúng trong mạng không dây, sóng vô tuyến được truyền qua môi trường không khí. Dữ liệu truyền qua mạng không dây được truy cập bởi những người sử dụng sóng ngắn, các kết nối có thể đánh lừa bởi các access point không được xác thực.
Tuy nhiên, hệ thống mạng không dây linh động củng cố thêm các đặc tính bảo mật mạng không dây mạnh hơn. Các phần mềm quản trị mạng không dây và các thành phần tích hợp mạng bảo vệ quá trình truyền dữ liệu khỏi những xâm phạm bất hợp pháp bằng phương pháp mã hóa và xác thực trong khi các công cụ quét sóng vô tuyến sẽ dò tìm những access point không được xác thực.
7.4.5.6. Khả năng phục hồi liên kết:
Với các hệ thống mạng không dây linh động, các tổ chức có thể nhóm nhiều bộ điều khiển và chuyển mạch vào một miền di động (mobility domain) để giao tiếp với miền khác và với các hệ thống xác thực, cấp phép và quản lý tài khoản (AAA) nhằm chia sẻ người dùng và nhóm thông tin xác thực đi qua toàn bộ mạng.
Đối với những tổ chức yêu cầu mức độ chịu lỗi cao, giải pháp sử dụng kiến trúc miền di động cung cấp khả năng phục hồi liên kết bằng khả năng cân bằng tải và định tuyến lưu lượng giữa các bộ điều khiển và chuyển mạch. Người quản trị bộ chuyển mạch không dây có thể sẽ dự đoán được dung lượng đủ để các access point không hoạt động giảm dung lượng nhưng không sử dụng mạng không dây trong khu vực bị ảnh hưởng. Trong suốt quá trình tính toán, người quản trị IT có thể sử dụng các công cụ phần mềm ứng dụng để minh họa tác động của việc giảm khu vực bao phủ sóng bằng cách ẩn các biên sóng vô tuyến đối với access point được chọn. Có thể xem xét lại mức độ bao phủ các biên sóng vô tuyến của mỗi access point ở tốc độ tương ứng thấp nhất, làm nổi bật sự chồng lặp tín hiệu sóng nhằm tính toán những lỗi có thể xảy ra trước khi triển khai giải pháp.
Người quản trị IT cũng có thể lựa chọn các giao thức phần mềm thực thi dư thừa như PVST+ (Per-VLAN Spanning Tree) và Load-Sharing Port Groups hỗ trợ các giao tiếp vật lý dư thừa tương thích với mạng nối dây. Hỗ trợ PVST+ cho phép lưu lượng thuộc các VLAN riêng lẻ chạy qua nhiều đường khác nhau trong một mạng chuyển mạch ảo. Người quản trị IT có thể cấu hình Load-Sharing Port Groups để cung cấp chia sẻ tải và dự phòng liên kết từ các chuyển mạch không dây sang các mạng nối dây. Thêm vào đó, có thể cấu hình nâng cấp STP Sticky Bit (Spanning Tree Protocol) nhằm giữ các liên kết không bị thay đổi liên tục khi cấu trúc STP thay đổi.
7.4.5.7. Thoại và chất lượng dịch vụ:
Các tổ chức triển khai mạng không dây hỗ trợ các dịch vụ thoại nên xem xét tác động của mạng nối dây đến lưu lượng VoIP không dây. Hệ thống mạng không dây linh động hỗ trợ các ứng dụng thoại và cung cấp các hỗ trợ chuyển vùng liên tục cần thiết cho lưu lượng thoại mạng không dây. Các bộ điều khiển và chuyển mạch không dây sử dụng các đặc tính chất lượng dịch vụ phức tạp nhằm đánh dấu lưu lượng ưu tiên và các access point cũng lập nhiều hang đợi cho một người dùng và ưu tiên lưu lượng thoại.
7.4.5.8. Chi phí:
Chi phí luôn là vấn đề quan trọng trong kinh doanh, và chi phí ban đầu khi phân phối các bộ chuyển mạch không dây trong các phòng thiết bị có thể cao hơn khi lựa chọn mô hình tập trung ở trung tâm dữ liệu. Chi phí thiết bị nhiều hơn khoảng bù bằng cách triển khai liên tục và tiết kiệm chi phí thu vào từ các khả năng cấu hình và quản trị của hệ thống mạng không dây linh động.
7.5. Giai đoạn 5: Triển khai mô hình mạng theo bảng thiết kế:
Đến khi không có sửa đổi trên bảng thiết kế chi tiết và phù hợp với chi phí do người sử dụng, nghĩa là đã sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo của quá trình thiết kế: thực thi thiết kế. Đây là giao đoạn hiện thực hóa bảng thiết kế và nhận ra giá trị của những giai đoạn trước.
Giai đoạn này bao gồm cài đặt, cấu hình và kiểm tra tất cả các thiết bị phần cứng và phần mềm sử dụng trong thiết kế mạng. Không nên cho rằng việc thực thi luôn được thực hiện bởi các kỹ sư thiết kế.
Điểm then chốt trong giai đoạn này là tối thiểu hóa những tác động đến hệ thống mạng hiện tại và những người đang sử dụng mạng này. Tuy nhiên nếu thiết kế của bạn yêu cầu nỗ lực thực thi trong quy mô lớn hoặc tích hợp với một mạng thời gian thực hiện tại hay các tiến trình hệ thống quan trọng, nên tận dụng kinh nghiệm cá nhân đã tích lũy được khi thực hiện giai đoạn này. Khi làm được như vậy, sẽ đảm bảo sự tồn tại của mạng và giảm điện năng tiêu tốn cho các sự kiện của mạng hay lỗi hệ thống. Ở mức tối thiểu, đối với một mạng không dây, sẽ phải xây dựng và kiểm tra hạ tầng không dây như một mạng độc lập và riêng biệt bất cứ khi nào có thể trước khi tích hợp đoạn mạng này với mạng hiện tại. Điều này giúp người thiết kế phân tích được những vấn đề còn tồn tại trong thiết kế của mình và sẽ giải quyết những vấn đề then chốt nhằm hoàn thành giai đoạn này. Tương tự, phải kiểm tra tất cả các nút trong mạng không dây một cách độc lập và thêm vào mạng không dây trong mô hình được xây dựng sẵn nhằm kiểm soát và duy trì các đặc tính dịch vụ của mạng không dây.
7.6. Giai đoạn 6: Tổng hợp tài liệu:
Mặc dù giai đoạn cuối của tiến trình, tổng hợp tài liệu được đề cập đến cuối cùng nhưng không có nghĩa là chỉ kiểm soát quá trình thiết kế trong giai đoạn cuối cùng của toàn bộ quá trình đó. Hơn nữa, một quá trình lặp đi lặp lại thật sự được bắt đầu vào thời điểm bắt đầu quá trình thiết kế. Trong giai đoạn khảo sát ban đầu của giai đoạn thực thi, kỹ sư thiết kế mạng lưu ý những chi tiết quan trọng của mạng hiện tại và hoạt động của chúng cùng với cái nhìn tổng quan về thiết kế mạng mới và những điểm khác biệt đi kèm.
Trong giai đoạn xử lý, tổng hợp tài liệu, trọng tâm là duy trì sự tồn tại và chức năng của mạng bằng cách tập hợp tất cả thông tin hệ thống và mạng liên quan có thể tham khảo trong tương lai. Rất nhiều thông tin thu thập được sẽ trở thành tài liệu hướng dẫn sử dụng, tài liệu hướng dẫn kiến thức và đào tạo hoặc tài liệu tham khảo xử lý sự cố. Mặc dù những tài liệu trước đó và tài liệu cuối cùng có thể yêu cầu chỉnh sửa, hầu hết là trong quá trình thiết kế và thực thi. Hơn nữa, xem xét lại những tài liệu trước đó hoặc tạo thêm một bản sao, điều này sẽ có ý nghĩa rất quan trọng.
Vì nhiều lý do, điểm then chốt trong thành công của bạn là đảm bảo những thủ tục tài liệu hướng dẫn được quan tâm một cách chặt chẽ trong suốt quá trình thiết kế và thực thi. Ngoại trừ bản đồ mạng và sơ đồ luồng xử lý, có thể xem như sử dụng các nhật ký mắc dây và các sơ đồ kênh bất cứ khi nào có thể. Nhật ký mắc dây đưa ra mô tả đơn giản về các thành phần của mạng, cùng với các dạng cáp tương ứng, các cổng vào ra trên một bảng nối mạch điện hay hộp chứa mối nối. Các sơ đồ kênh thể hiện các kênh tần số sóng vô tuyến tồn tại giữa các Access Point không dây. Các nhật ký sự cố cũng là những công cụ vô giá đối với việc xác định các vấn đề mạng khi xử lý sự cố. Trong mọi trường hợp, thông tin thu nhận được trong suốt quá trình sẽ có ích cho việc củng cố các hỗ trợ hoạt động và các nhóm quản trị hệ thống, cũng như được xem như là hướng dẫn tham khảo chính xác để nâng cấp mạng trong tương lai.